Đâu là chỗ đứng của bác ái trong thời kỳ đại dịch coronavirus? Đức Hồng y Luis Antonio Gokim Tagle, bộ trưởng Bộ Truyền giáo các Dân tộc và là chủ tịch Caritas Quốc tế cùng phản ánh với Vatican News về chủ đề này, ngài xin chúng ta chiến thắng virus và nỗi sợ bằng “đại dịch lây lan tình yêu.”
+ Luis Antonio G. Cardinal Tagle
Anh chị em thân mến,
Chúng ta đối diện với sự khẩn cấp của Covid-19. Chữ khẩn cấp từ tiếng La-tinh “emergere” có nghĩa liên hệ đến với một biến cố bất ngờ và cần sự chú ý. Như thế khẩn cấp không có gì mới với chúng ta. Hàng năm chúng ta bị động đất, bị cuồng phong, bị lũ lụt, bị hạn hán, bị bệnh tật bất ngờ đến tác hại. Nhưng thường chỉ ở một nơi cố định với một số người giới hạn. Khẩn cấp hiện nay của Covid-19 là đại dịch (pandémie), từ hai chữ có nguồn gốc Hy Lạp “pan” có nghĩa là tất cả và “démos” có nghĩa là “người” hoặc “dân chúng.” Một đại dịch tác động đến tất cả và gần như mọi người. Chúng ta có thể nói đại dịch Covid-19 là khẩn cấp đại chúng. Vì thế ảnh hưởng đến tất cả chúng ta và mời gọi tất cả chúng ta.
Trong các tình huống khẩn cấp, theo bản năng chúng ta nghĩ đến chúng ta trước, đến gia đình, đến những người gần chúng ta. Chúng ta làm hết sức mình để bảo vệ họ. Dù phản ứng này cơ bản là tốt, chúng ta cẩn thận để không cuối cùng chỉ nghĩ đến mình. Chúng ta tránh đừng quá sợ làm chúng ta mù quáng trước nhu cầu người khác, các nhu cầu này cũng giống các nhu cầu của chúng ta. Chúng ta phải tránh lo âu, để không giết chết mối quan tâm đến người anh em. Trong trường hợp khẩn cấp, trái tim thực sự của con người sẽ trồi lên. Từ sự khẩn cấp ảnh hưởng đến tất cả mọi người (đại dịch), chúng ta hy vọng thấy một đại dịch của đại dương trắc ẩn, của quan tâm, của tình yêu. Một cuộc khủng hoảng khẩn cấp bùng ra một cách bất ngờ chỉ có thể giải quyết bằng sự “tuôn trào” một hy vọng tương đương. Một lây lan của đại dịch phải được lây lan bằng đại dịch bác ái. Lịch sử sẽ phán xét lòng quảng đại chúng ta qua sức mạnh của lòng vị tha mà tình trạng khẩn cấp này tạo ra và lan truyền hoặc sẽ không lan truyền. Chúng ta cám ơn các anh hùng mà tình yêu và lòng can đảm là nguồn chữa lành và hy vọng trong các tuần vừa qua.
Các chuyên gia nói chúng ta phải rửa tay để tránh nhiễm vi-rút và tránh lây lan. Tại phiên tòa xét xử Chúa Giêsu, quan Tổng trấn Philatô “đã lấy nước rửa tay trước mặt đám đông mà nói: ‘Ta vô can trong vụ đổ máu người này. Mặc các người liệu lấy!’” (Mt 27,24). Chúng ta cũng rửa tay nhưng không rửa tay như Philatô rửa tay. Chúng ta không thể rửa tay khỏi trách nhiệm với người nghèo, người bệnh, người thất nghiệp, người tị nạn, người vô gia cư… với tất cả mọi người, với tạo dựng và các thế hệ tương lai. Chúng ta cầu nguyện để nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần, chúng ta có tình yêu đích thực cho mọi người khi chúng ta đối diện với tình trạng khẩn cấp chung.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch